Hướng dẫn cài Windows 10 từ ổ cứng cực kỳ đơn giản
Hướng dẫn cài Windows 10 từ ổ cứng
1. Tạo thư mục cài Windows 10
Đầu tiên bạn phải cài Winrar trên máy tính, nếu chưa có Winrar bạn có thể tải bản Winrar 32-bit hoặc Winrar 64-bit về rồi cài đặt sau đó khởi động lại máy tính.
Bạn di chuyển file .iso cài Windows 10 vào vị trí ngoài cùng của một ổ đĩa nào đó khác với ổ C
Sau đó bạn nhấp chuột phải chọn Extact to Windows 10… (tùy theo tên file .iso mà Extract to … khác nhau)
Sau dó bạn thu được một thư mục có tên giống với tên file .iso
Bạn hãy đổi tên thư mục này thành BTH
Như vậy là bước này đã hoàn thành, bây giờ để đảm bảo quá trình cài đặt không sảy ra lỗi bạn hãy tắt kết nối internet bằng cách rút dây mạng ra nếu đang sử dụng (với Wifi và Dcom thì không cần thiết).
Xem thêm: cách chuyển win từ HDD sang SSD
2. Mở Command prompt
Bạn cần vào phần Restart trên Windows 10 sau đó nhấn giữ nút Shift và nhấp vào RestartMáy tính sẽ chuyển tới màn hình như ở dưới, tại đây bạn chọn Troubleshot
Chọn Advabced options
Chọn Command Prompt
Bây giờ máy tính sẽ khởi động lại và màn hình Command Prompt
Tại Command Prompt, bạn sẽ thấy tài khoản (hoặc danh sách các tài khoản) có trên máy tính của bạn, bạn hãy nhấp chuột chọn tài khoản mà bạn đang sử dụng.
Nếu tài khoản bạn chọn có mật khẩu thì bạn điền vào, nếu không có thì bỏ trống phần mật khẩu, sau đó chọn Continue
Bây giờ cửa sổ dòng lệnh cmd sẽ hiển thị lên
Tại cửa sổ cmd bạn gõ lệnh wmic logicaldisk get size,caption và ấn ENTER để hiển thị danh sách các ổ đĩa và dung lượng của nó
Như hình trên, cột Caption là tên ổ đĩa và cột Size là dung lượng của ổ đĩa tương ứng. Bạn chỉ quan tâm tới những ổ đĩa có Size mà thôi, trong trường hợp này mình có các ổ đĩa: C, D, E, X.
Bây giờ bạn hãy gõ lần lượt lệnh theo danh sách Tên ổ đĩa:\BTH\setup rồi ấn Enter và cứ tiếp tục cho tới khi sau khi ấn Enter mà bạn không thấy dòng The system cannot find the path specified. Ở đây mình sẽ gõ lần lượt các lệnh:
- C:\BTH\setup
- D:\BTH\setup
- E:\BTH\setup
Tới lệnh thứ 3 E:\BTH\setup mình không thấy dòng The system cannot find the path specified. nữa nên mình dừng lại, đợi 1 xíu tới khi cửa sổ setup Windows 10 xuất hiện
3. Tiến hành cài đặt Windows 10
Tại cửa sổ Windows Setup nếu bạn là người có kinh nghiệm thì có thể tùy chọn theo ý bạn, nếu bạn chưa rành bạn hãy chọn các thông số giống mình như các hình dưới, sau đó chọn Next.
Chọn Install now
Bước này bạn chỉ cần chọn Skip mà không cần điều key
Đánh dấu check chọn I accept the licese terms và chọn Next
Chọn Custom: install Windows only (advanced)
Bây giờ bạn sẽ thấy bảng thông các ổ đĩa và các tùy chọn Delete (xóa ổ đĩa), Format (xóa tất cả file trong ổ đĩa) và New (để tạo ổ đĩa mới). Tại bảng thông tin các tùy chọn, bạn sẽ thấy các cột Name (tên ổ đĩa), Total size (dung lượng ổ đĩa), Free space (dung lượng còn trống của ổ đĩa đó).
Đầu tiên bạn cần xác định ổ đĩa C chứa hệ điều hành cũ đang dùng là ổ đĩa nào thông qua:
- Name (tên ổ đĩa): thông thường ổ đĩa C không có tên, sau phần Driver * Partition * (các dấu * là số thay đổi tùy theo máy tính) sẽ không có dấu : tên ổ đĩa. Như ở hình dưới bạn sẽ thấy ổ đĩa ổ đĩa thứ 2 Drive 0 Partion 2 không có tên, do đó đây sẽ là ổ đĩa C. Tuy nhiên có một số trường hợp có nhiều ổ đĩa không có tên thì ta không xác định bằng cách này được.
- Total size (dung lượng ổ đĩa) và Free space (dung lượng trống chưa dùng của ổ đĩa): thông thường nếu bạn biết Total size và Free space của ổ đĩa C thì bạn chỉ cần nhìn vào là có thể xác định được ổ đĩa C ngay.
- Vị trí ổ đĩa: thông thường ổ đĩa C sẽ là ổ đĩa ở trên cùng trong số các ổ đĩa có dung lượng (Total size) lớn hơn 10 GB.
Sau khi xác định được ổ đĩa C, bạn hãy xóa tất cả các ổ đĩa có dung lượng (Total size) nhỏ hơn 1GB (các ổ đĩa đơn vị MB) và ổ đĩa C đi bằng cách chọn ổ đĩa sau đó nhấp vào Delete
Có thông báo hiện lên bạn chọn OK
Sau khi xóa ổ đĩa C và các ổ đĩa nhỏ hơn 1 GB bạn sẽ thu được 1 phân vùng trống có tên Driver 0 Unllocated space. Đôi khi sẽ có 2, 3 phân vùng trống như vậy, bạn hãy chọn một phân vùng có dung lượng lớn nhất và chọn New.
Chọn Apply
Chọn OK
Sau đó bạn sẽ thấy vài ổ đĩa mới được tạo ra, với máy tính có BIOS chuẩn Lagecy như máy mình sẽ tạo ra 2 ổ đĩa mới, với máy tính đời mới dùng chuẩn UEFI sẽ tạo ra 3-4 ổ đĩa mới, tuy nhiên chỉ có 1 ổ đĩa có dung lượng lớn hơn 1 GB còn các phân vùng khác có dung lượng dưới 1 GB. Bạn hãy chọn ổ đĩa có dung lượng lớn nhất trong số các ổ đĩa mới được tạo ra và chọn Next
Bây giờ bạn ngồi chờ quá trình cài đặt được thực hiện, tùy theo máy tính quá trình này sẽ khởi động lại 2-3 lần và tốn khoảng 15-30 phút
Sau một hổi chờ đợi, mình hình dưới sẽ hiển thị, bạn nhấp chuột chọn Do this later
Nếu máy tính có Wifi thì sẽ thêm 1 bước nữa, bạn chọn Skip this step
Chọn Use Express settings
Tới bước điền thông tin tài khoản Windows 10, ở ô đầu tiên bạn điều tên tài khoản tùy ý mà bạn muốn, nếu bạn không muốn đặt mật khẩu thì để trống 3 ô tiếp theo, nếu muốn đặt mật khẩu thì bạn điền mật khẩu vào ô thử 2 và 3, ô thứ 4 bạn điền gợi ý mật khẩu (nó sẽ hiển thị khi bạn điền sai mật khẩu lúc đăng nhập). Sai đó chọn Next
Bây giờ bạn lại tiếp chục chờ đợi cho tới khi Windows 10 cài xong
Sau khi cài xong, bạn mở cửa sổ System bằng cách vào This PC (ấn tổ hợp phím Windows + E) => nhấn chuột phải vào This PC chọn Properties
Tại cửa sổ System, nếu bạn chưa kết nối Internet thì bạn sẽ thấy dòng chữ Connect to the Internet to activate Windows
Lúc này bạn hãy kết nối internet và đợi khoảng 5 phút sau đó đóng rồi mở lại cửa sổ System, bạn sẽ thấy Windows đã được kích hoạt (Windows is activated)
Lưu ý: nếu lúc đầu Windows đã được kích hoạt bản quyền nhưng khi cài lại theo hướng dẫn này mà Windows 10 chưa được kích hoạt bản quyền (Windows is not activated) thì hãy khởi động lại máy tính, kết nối internet và đợi khoảng 5 phút sau đó kiểm tra lại bản quyền của Windows 10
Post a Comment